Nhân sâm Hàn Quốc từ lâu đã được biết đến với công dụng bồi bổ sức khỏe và giá trị dược liệu, đặc biệt là ở khu vực Đông Á. Có ba loại nhân sâm chính: Bạch sâm, hồng sâm và hắc sâm.
Sự khác biệt giữa ba loại nhân sâm là gì?
Sự khác biệt giữa nhân sâm trắng (sâm tươi), hồng sâm và hắc sâm chủ yếu nằm ở màu sắc và hàm lượng ginsenoside – yếu tố bị ảnh hưởng bởi quá trình chế biến hấp và sấy sâm nhiều lần. Nhân sâm trắng được sản xuất bằng cách làm khô ở nhiệt độ thấp. Hồng sâm, sau khi được hấp và sấy khô khoảng 1 đến 2 lần, sẽ có thời gian bảo quản lâu hơn và chứa hàm lượng ginsenoside cao hơn. Còn hắc sâm được tạo ra bằng cách hấp và sấy khô nhiều lần nhằm tối ưu hóa các lợi ích của rễ nhân sâm.
Hình ảnh 1. Ba loại nhân sâm dựa vào màu sắc
Ginsenoside trong nhân sâm là gì?
Ginsenoside là thành phần chính của nhân sâm, mang lại những lợi ích đặc trưng của loại thảo dược này. Đây là một nhóm glycoside steroid tự nhiên và saponin triterpene. Ginsenoside có thể được chiết xuất từ nhiều bộ phận của cây nhân sâm, nhưng thường tập trung chủ yếu ở rễ và được tinh chế thông qua phương pháp Column chromatography (Sắc ký cột). Một hợp chất được biết đến với hoạt tính sinh học đặc biệt và giá trị sinh dược. Có rất nhiều loại ginsenosides, mỗi một loại mang một chức năng sinh học riêng biệt. Các đặc tính của từng loại ginsenoside được liệt kê dưới đây:
- Ginsenoside Rg1: Hỗ trợ nhận thức, trí nhớ và khả năng học tập.
- Ginsenoside Re: Hỗ trợ giảm béo.
- Ginsenoside Rb1: Hỗ trợ nhận thức, trí nhớ và khả năng học tập.
- Ginsenoside Rb2: Hỗ trợ điều trị tiểu đường và giảm béo.
- Ginsenoside Rb3: Hỗ trợ điều trị tiểu đường.
- Ginsenoside Rd: Hỗ trợ điều trị tiểu đường và giảm béo.
- Ginsenoside Rg3(S): Hỗ trợ nhận thức, trí nhớ, khả năng học tập và ngăn ngừa rụng tóc.
- Ginsenoside Rg3(R): Hỗ trợ nhận thức, trí nhớ, khả năng học tập và ngăn ngừa rụng tóc.
- Ginsenoside Rk1: Hỗ trợ nhận thức, trí nhớ và khả năng học tập.
- Ginsenoside Rg5: Hỗ trợ nhận thức, trí nhớ và khả năng học tập.
Quy trình sản xuất hắc sâm
Hắc sâm được sản xuất bằng cách lặp đi lặp lại quá trình hấp và sấy khô từ 3-9 lần cho đến khi đạt được màu sắc và hàm lượng ginsenoside mong muốn. Thông thường, cần ít nhất hơn 3 lần lặp quy trình hấp sấy để sản xuất được hắc sâm. Tuy nhiên, nhờ công nghệ hiện đại, quy trình Xử lý Áp suất Cao (HPP) đã ra đời, giúp sản xuất chiết xuất hắc sâm hiệu quả hơn. Hanbit High-Pressure Processing (HPP) là quy trình sản xuất đã được cấp bằng sáng chế để sản xuất ra tinh chất hắc sâm
Hình ảnh 2. Sản xuất tinh chất hắc sâm bằng quy trình Xử lý Áp suất Cao (HPP)
Quy trình sản xuất được cấp bằng sáng chế được chứng nhận giúp tăng hàm lượng ginsenoside trong sản phẩm so với phương pháp truyền thống. Công nghệ HPP sử dụng kỹ thuật xử lý không nhiệt, tiêu diệt vi khuẩn và kích hoạt hoặc vô hiệu hóa enzyme nhất định, giúp chiết xuất hắc sâm bớt vị đắng hơn và có thể được ứng dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm.
Tinh chất sâm đen có chứa Ginsenoside được sản xuất bởi quy trình Áp suất cao (HPP)
Hình ảnh 3. Bảng phân tích thành phần của chiết xuất hắc sâm thông thường so với chiết xuất hắc sâm Hanbit HPP.
Một nghiên cứu so sánh hàm lượng ginsenoside giữa chiết xuất hắc sâm truyền thống và chiết xuất Hắc sâm Hanbit HPP cho thấy, tổng hàm lượng ginsenoside tăng 48.1% khi áp dụng công nghệ HPP so với phương pháp truyền thống. Trong khi đó, hàm lượng Rg1 + Rb1 + Rg3 (S) tăng 59.5%, giúp sản phẩm phù hợp với tiêu dùng và cũng như với thành phần nguyên liệu chăm sóc sức khỏe. So với hồng sâm, Hắc sâm Hanbit HPP có hàm lượng ginsenoside cao hơn từ 2-10 lần.
Công dụng của Hắc Sâm
1. Hắc sâm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe
Chiết xuất hắc sâm được sử dụng như một thành phần nguyên liệu trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân nhờ vào những lợi ích mạnh mẽ và đặc tính có lợi cho da, đặc biệt là hàm lượng ginsenoside cao hơn so với nhân sâm tươi và hồng sâm. Bên cạnh đó, hắc sâm còn hỗ trợ xu hướng làm đẹp bền vững, đảm bảo an toàn khi sử dụng. sustainable beauty trends so its safety is also guaranteed.
Theo kết quả thử nghiệm được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Da liễu P&K, chiết xuất hắc sâm Hanbit HPP cho thấy khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH đáng kể, dao động từ 12,10% đến 92,94% trong khoảng nồng độ từ 40 ppm đến 1250 ppm (IC50 = 0,04%). Do đó, chiết xuất hắc sâm Hanbit HPP được xác định là một nguyên liệu thô có hoạt tính chống oxy hóa.
Đặc tính chống oxy hóa

Đặc tính kháng viêm

Chiết xuất hắc sâm Hanbit HPP có khả năng ức chế sản sinh cytokine gây viêm. Khi sử dụng ở nồng độ 0,0001% đến 0,005%, lượng Interleukin-6 (IL-6) dư thừa đã giảm từ 9,54% đến 46,02%.
Thử nghiệm đã xác nhận rằng chiết xuất hắc sâm Hanbit HPP có tác dụng kháng viêm hiệu quả.
Đặc tính chống nếp nhăn

Khi sử dụng chiết xuất hắc sâm Hanbit HPP ở nồng độ 0,0005% đến 0,005%, lượng MMP-1 (enzyme gây phân hủy collagen do tia UVB kích thích) giảm đáng kể từ 29,19% đến 31,33%.
Điều này chứng minh rằng chiết xuất hắc sâm Hanbit HPP có tác dụng ngăn ngừa nếp nhăn hiệu quả.
2. Hắc sâm trong thực phẩm chức năng
Nhờ công nghệ HPP, chiết xuất hắc sâm Hanbit có các ưu điểm vượt trội:
- Giảm 18% vị đắng
- Ngọt hơn 61%
- Hấp thụ ginsenoside tốt hơn 79%
- Hậu vị dễ chịu hơn
Bên cạnh đó, hoạt chất ginsenoside có trong chiết xuất hắc sâm còn giúp cải thiện trí nhớ, khả năng học tập, và nhiều lợi ích sức khỏe khác như được liệt kê phía trên.
Nếu bạn đang suy nghĩ về việc tìm kiếm chiết xuất hắc sâm cho các sản phẩm của mình, Hanbit HPP Hanbit HPP Black Ginseng Extract là một sự lựa chọn đúng đắn! Hãy liên hệ với chúng tôi tại sales@maha.asia để nhận được nhiều thông tin liên quan đến sản phẩm và giá cả.
Bạn đang tìm kiếm chiết xuất sâm đen?
Chúng tôi cung cấp đa dạng nguyên liệu hoạt chất và chất hóa học.
Liên hệ tương tác với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để
được hỗ trợ tìm thành phần phù hợp!
References:
- Lee, S. A., Jo, H. K., Im, B. O., Kim. S. G., Whang, W. K. and Ko, S. K.(2012) Changes in the contents of prosapogenin in the red ginseng (Panax ginseng) depending on steaming batches. J. Ginseng Res. 36: 102-106
- Kang, K. S., Kim, H. Y., Baek, S. H., Yoo, H. H., Park, J. H. and Yokozawa, T. (2007) Study on the hydroxyl radical scavenging activity changes of ginseng and ginsenoside-Rb2 by heat processing. Biol. Pharm. Bull. 30: 724-728.
- Kang, K. S., Woo, J. H. and Kim, A. J. (2013) The effects of Korean ginseng on memory loss in a rat models. J. Korean Soc. Food Sci. Nutr. 42: 1190-1196.
- Kim, E. K., Lee, J. H., Cho, S. H., Shen, G. N., Jin, L. G., Myung, C. S., Oh, H. J., Kim, D. H., Yun, J. D., Roh, S. S., Park, Y. J., Seo, Y. B. and Song, G. Y. (2008) Preparation of black Panax ginseng by new methods and its antitumor activity. Kor. J. Herbology 23: 85-92.
- Song, G. Y., Chung, K. J., Shin, Y. J., Lee, G. W., Lee, S. Y. and Seo, Y. B. (2011) Study on antiangiogenic effect of black ginseng radix. Kor. J. Herbology 26: 83-90.
- Lee, M. R., Yun, B. S., In, O. H. and Sung, C. K. (2011) Comparative study of Korean white, red, and black ginseng extract on cholinesterase inhibitory activity and cholinergic function. J. Ginseng Res. 35: 421-428.
- Park, H. J., Shim, H. S., Kim, K. S. and Shim, I. (2011) The protective effect of back ginseng against transient focal ischemia-induced neuronal damage in rats. Korean J. Physiol. Pharmacol. 15: 333-338.
- Bao, H. Y., Zhang, J., Yeo, S. J., Myung, C. S., Kim, H. M., Kim, J. M., Park, J. H., Cho, J. and Kang. J. S. (2005) Memory enhancing and neuroprotective effects of selected ginsenosides. Arch. Pharm. Res. 28: 335-342 Flavor Hanbit & Fragrance References
- Kim, S. N. and Kang, S. J. (2009) Effects of black ginseng (9times-steaming ginseng) on hypoglycemic action and changes in the composition of ginsenosides on the steaming process. Korean J. Food Sci. Technol. 41: 77-81.
- Kim, A. J., Yoo, H. S. and Kang, S. J. (2012) Ameliorative effect of black ginseng on diabetic complications in C57BLKS/J-db/db Mice. Korean J. Food Nutr. 25: 99-104.
- Song, K. Y., Oh, H. J., Rho, S. S., Seo, Y. B., Park, Y. J. and Myung, C. S. (2006) Effect of black ginseng on body weight and lipid profiles in male rat fed normal diets. Yakhak Hoeji 50: 381-385.
- Lee, M. R., Kim, B. C., Kim, R., Oh, H. I., Kim, H. K., Choi, K. J. and Sung, C. K. (2013) Anti-obesity effects of black ginseng extract in high fat diet-fed mice. J. Ginseng Res. 37: 308-314.
- Jo, G. S., Cha, H. Y., Ji, H. J., Kang, M. H., Kang, S. J., Ji, J. G., Kim, D. J. and Lee, B. J. (2010) Enhancement of exercise capacity by black ginseng extract in rats. Lab. Anim. Res. 26: 279-286.
- Sun, M., Huang, C., Wang, C., Zheng, J., Zhang, P., Xu, Y., Chen, H. and Shen, W. (2013) Ginsenoside Rg3 improves cardiac mitochondrial population quality: mimetic exercise training. Biochem. Biophys. Res. Commun. 441: 169-174.